Archive

Archive for the ‘Chia sẻ’ Category

Nước mắt đàn ông

image

Có người nói, người đàn ông thường mạnh mẽ, ít khóc .Có người lại nói đàn ông cũng dễ khóc và họ có nhiều lý do để khóc, khóc khi hạnh phúc, khóc khi thành công, khi bước lên đỉnh vinh quang, khóc khi động lòng …

Có nhiều lý do để khóc, và ngay lúc này đây, tôi đang khóc. Cũng ko có gì lạ, tôi vốn là người sống nội tâm và mau nước mắt. Có lẽ cái dây thần kinh cảm xúc của tôi khá nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ tới cảm xúc là tôi có thể khóc. Mà thường thì tôi chưa bao giờ khóc to, tim đập nhanh, cổ họng nghèn nghẹn, sống mũi cay, khoé mắt cay, nước mắt chảy dần ra, hai mắt đỏ … đó là dấu hiệu cho thấy tôi đang khóc.

Lúc còn nhỏ, nhỡ làm chuyện gì sai, bị bố hay mẹ nó nặng lời (chưa tới mức la mắng nhé) là tôi đã có thể khóc được rồi. Vì thế, lúc nhỏ tôi chả bao giờ bị la mắng hay bị đòn roi có lẽ một phần mẹ sợ tôi khóc.

Còn nhớ giai đoạn đầu xa nhà vào Sài Gòn học Đại học. Hầu như đêm nào cũng 1 mình leo lên sân thượng của khu nhà trọ ngồi khóc một mình, sợ mấy đứa bạn ở chung phòng nó thấy thì nó cười cho. Lúc đó tôi khóc với lý do nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ gia đình. Giai đoạn này có lẽ cũng phải 1 tháng đầu thì mới đỡ.

Khoảng nửa năm sau, mẹ vào Sài gòn trông cháu giúp người chị họ của tôi đồng thời có điều kiện chăm sóc cho tôi. Giai đoạn này, có mẹ chăm sóc nhưng tôi cũng khóc, thậm chí khóc nhiều hơn lúc trước. Khóc vì thương mẹ phải xa gia đình, thương bố không đc mẹ chăm sóc, thương thằng em nhỏ hơn mình mà ko có mẹ bên cạnh.

Năm đó, tôi có dịp ra Hà Nội và về thăm nhà khoảng một buổi, về đến nhà, nhìn mái tóc bố vốn đã hoa râm vì thức khuya nhiều, nay bạc nhiều hơn mà trước mặt bố tôi không cầm được nước mắt, nhưng cũng ko giám khóc thành tiếng vì sợ bố buồn. Chiều hôm đó, trời mưa phùn, bố chở tôi ra đường quốc lộ 1A bắt xe quay trở lại Hà Nội, bố bắt xe cho tôi xong, xe chạy, tôi nhìn theo, chị kịp nói với bố "con đi đây bố ạ, bố giữ gìn sức khoẻ nhé." rồi vội vã quay mặt đi ngay (vì không muốn để bố nhìn thấy tôi khóc). Qua cửa kiếng xe, thấy dáng người gầy gò, mái tóc hoa râm của bố đứng dưới trời mưa phùn nhìn theo xe tôi lại không thể cầm được nước mắt, có lẽ đây là lần mà tôi khóc nhiều nhất từ lúc biết nhận thức tới giờ. Càng nghĩ về bố tôi càng khóc, sau này cứ nghĩ lại cái lúc đó tôi vẫn còn nguyên cái cảm giác nghèn nghẹn nơi cổ họng, cay cay nơi sống mũi. Giờ đây, viết lại đoạn này tôi vẫn khóc.

Khi còn đi học ở Sài gòn, tôi có cơ hội đi HN nhiều lần và lần nào tôi cũng phải tranh thủ về thăm nhà, có lần về thăm nhà được 2 tiếng rồi lại đi. Và mỗi lần ra đi là mỗi lần khóc. Nghĩ cũng lạ, ko hiểu sao lúc đó mình nhiều nước mắt thế.

Từ lúc rời khỏi quê hương đi học và đến bây giờ là đi làm, mỗi khi về quê, thường thì tôi đi tàu nhiều hơn, và cũng thường về vào lúc 1h sáng nhiều hơn. Không bao giờ phải đi xe ôm về nhà. "Bố ơi, con về tới Vinh rồi, bố để tự con đi xe ôm về nhé!". "Không, để bố lên ga đón." và xem như cả đêm hôm đó bố mẹ không ngủ, bố mẹ thức để đợi tôi về. Thế đó, chẳng bao giờ bố cho tôi tự đi xe về. Dù tôi đã lớn, thậm chí có 2 đứa con rồi, dù cho bố cũng đã già nhưng có lẽ trong bố, tôi mã là thằng con nhỏ bé ngày nào. Mặc cho đường từ nhà lên ga cũng phải khoảng 45 phút đi xe máy, mặc cho đường vắng và nhiều nguy hiểm. Mặc cho cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, mặc cho những cơn mưa như trút nước của mùa hè, bố vẫn lên đón tôi và không bao giờ để tôi về 1 mình. 1h khuya, trong cái lạnh căm căm của những ngày sắp tết, ngồi sau xe bố (bố cũng chẳng bao giờ cho tôi chạy xe vì sợ đường lạ), tôi co ro, lạnh như cắt da cắt thịt, nhưng trong lòng tôi được sưởi ấm bởi tình thương bố dành cho tôi, và được sưởi ấm bởi trái tim đang đập nhanh hơn, máu chảy nhanh hơn, cổ họng lại nghẹn và sống mũi lại cay. Tôi khóc!

Hôm đi đám tang ba của anh bạn trong công ty, tới lúc chuẩn bị đưa quan tài của ba anh đi an táng. Không biết cảm xúc đến từ đâu, chợt nghĩ về cha mẹ mình, sống mũi lại cay cay, và mắt bắt đầu đỏ, mi mắt lấm tấm nước. Liếc nhìn nhanh mấy anh trong công ty đi cùng, phần lớn ai cũng lặng đi, mắt ai cũng đỏ, cũng giống mình và giám chắc mọi người cũng đang nghĩ về cha mẹ của họ. Điều đó chứng tỏ không chỉ riêng mình dễ khóc.

Người ta bảo, đàn ông không được khóc, khóc là hèn, kém, là nhu nhược, … Người ta còn bảo nhau khinh thường những người đàn ông khóc. Nhiều người đàn ông lại sợ khóc vì sợ bị chê cười, sợ bị đánh giá … Tôi thì chưa bao giờ thấy hổ thẹn vì mình đã khóc. Chẳng việc gì hổ thẹn với những giọt nước mắt rơi vì nỗi nhớ cha mẹ vì tình yêu của con dành cho cha mẹ hay người thân của mình. Phải hạnh phúc, phải tự hào vì mình còn được khóc và khóc được chứ nhỉ.

(Tp.HCM, 01/11/2011)

Categories: Chia sẻ, Gia đình Tags:

Sáng tạo tối chủ nhật

P1010719

Tối hôm qua, mẹ chở bà ngoại vào bệnh viện với gì hai sinh em bé. Ba với hai con ở nhà chơi với nhau. Thấy thằng con đầu hì hụi ngồi lấy mấy tấm xếp hình ghép lại với nhau thành hình gì đó, ba hỏi:

– Bi ơi, con xếp gì đó?

– Dạ, Con xếp sư tử – Bi trả lời.

– Ơ, sao sư tử lại thế này? – ba hỏi.

– Dạ, con xếp đầu sư tử.

Ra thế, giờ ba mới nhớ là bi rất thích xem múa lân.

Ba chỉ vào 2 miếng ghép kế bên và hỏi, “thế đây là tai sử tử hả con?”

Dạ không phải, đây là bờm sư tử. – bi nhanh nhảu đáp.

À, thế con thử múa sư tử ba xem.

Ba vừa nói xong, bi đưa cái đầu sư tử lên mặt, miệng la tùng tùng tùng,  tùng tùng tùng (nghe như tiếng trống múa lân), hai chân bước giống như xem mấy chú múa lân trên ti vi Open-mouthed smile

Em bo khoái quá chạy theo, hai anh em làm náo động cả nhà. Chơi một hồi, mệt quá bi ngồi nghỉ rồi xếp thêm cho em bo 1 cái đầu sư tử nữa.

Hai thằng chơi chán, mang đầu sư tử lại đội lên đầu ba Open-mouthed smile

Thế đó, hạnh phúc thật giản đơn. Được chơi với con, nhìn con chơi, nhìn con sáng tạo thế là hạnh phúc.

Hãy sống ngoan và mạnh khoẻ các con nhé. Ba mẹ yêu các con nhiều!

Lạm bàn về đồng phục

Hôm nay, công ty chuẩn bị đợt may đồng phục năm 2011.

Bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cách đây khoảng 6-7 năm, mình cùng với anh chị em trong văn phòng đoàn trường được giao nhiệm vụ thiết kế và triển khai thực hiện may áo đồng phục cho sinh viên trong toàn trường.

Cũng rất trùng hợp là dạo này hay nói chuyện với con trai về đồng phục, chả là giải thích cho cu cậu nghe đi học thì phải mặc áo đồng phục, tại sao về nhà thì không cần mặc áo đồng phục, …

Nhân tiện lại có dịp lạm bàn về đồng phục.

Đồng phục là gì?
Tiếc là Wikipedia cả tiếng việt (đồng phục) và tiếng Anh (uniform) đều chưa có cái định nghĩa nào về đồng phục cả. Nhưng xét theo nghĩa Hán việt thì đồng phục có nghĩa là cùng trang phục, tức là nhiều người cùng mặc trang phục giống nhau, trang phục đó gọi là đồng phục.

Thằng con ở nhà đi học thì có đồng phục mầm non, lớn hơn tí đi học tiểu học, trung học thì có đồng phục học sinh, lớn tí nữa đi học đại học thì có đồng phục sinh viên. Đi làm văn phòng thì có đồng phục công sở, đi bộ đội thì có quân phục …

Nói chung, đồng phục xuất hiện ở nhiều nơi, và có lẽ trong chúng ta chẳng ai lạ lẫm gì với từ này nữa.

Ý nghĩa của đồng phục?
Đây chính là câu hỏi mà mình đã từng băn khoăn cách đây 6-7 năm. Vậy ý nghĩa của đồng phục là gì? Tại sao nhà trường, tổ chức lại yêu cầu phải mặc đồng phục?

Đồng phục thể hiện truyền thống của ngành nghề, tổ chức … Công an, cảnh sát, quân đội, y tế … đều có đồng phục riêng. Ví dụ trường mình lúc đó có truyền thống về hàng hải nên có cái áo đồng phục nhìn hao hao giống trang phục của thuỷ thủ.

Đồng phục thể hiện đặc thù ngành nghề. Làm việc ngoài trời nhiều như các anh kỹ sư cầu đường thì không thể mặc đồ loè loẹt giống dân công sở …

Đồng phục thể hiện thương hiệu. Rất nhiều công ty (trong đó công ty mình không ngoại lệ) mong muốn sử dụng đồng phục là một kênh truyền thông để giới thiệu về thương hiệu doanh nghiệp. Thông qua màu đồng phục, logo in hay thêu trên đồng phục … nhằm dùng đồng phục để định hình thương hiệu đối với cộng đồng. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự chuyên nghiệp của tổ chức đó.

Một ý nghĩa mà mình cho là lớn nhất, hay nhất đó là đồng phục thể hiện tính cộng đồng, tính thống nhất. Đồng phục giúp xoá đi mọi ranh giới, khoảng cách giữa những người trong một tổ chức, trường học, công ty. Đồng phục xoá đi ranh giới giàu nghèo, xoá đi ranh giới giai tầng. Còn nhớ lúc đi học, trường mình rất nhiều thành phần (đặc thù hàng hải nên rất nhiều con nhà giàu), sinh viên nghèo từ tỉnh lên cũng có … vì thế việc mặc đồng phục giúp cho sinh viên nghèo không mặc cảm trong môi trường học đường. Đồng phục giúp mọi người dể xít lại gần nhau hơn, dễ nhận biết nhau hơn vì ngoài việc ở chung trong một tổ chức thì chí ít, họ cũng đang mang trên mình cái áo giống nhau.

Những cái không hay của việc mặc đồng phục
Tất nhiên, nhiều người không thích mặc đồng phục vì nó không phù hợp với sở thích, cá tính. Có người thích mặc quần jean – áo thun trẻ trung, tự nhiên phải mặc quần tây – áo sơ mi. Có người không thích màu xanh, lại phải mặc áo màu xanh … Nói chung mặc đồng phục làm những người không thích cảm thấy gò bó .

Nên hay không nên mặc đồng phục?
Quan điểm cá nhân là nên. Tại sao nên, vì những ý nghĩa mà nó mang lại. Mang trên mình chiếc đồng phục truyền thống là mang trên mình niềm tự hào của tổ chức. Đặc biệt, mang trên mình tính cộng đồng, không phân biệt ranh giới trong mối quan hệ giữa người với người.

Còn mặc đồng phục không thể hiện được tính cách, sở thích. Đành chịu thôi vì suy cho cùng ở đâu cũng có quy định của nó. Có thể thể hiện tính cách, cá tính, bản chất thông qua hành động, lời nói, không nhất thiết là thông qua những gì đang khoác trên người.

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011

Categories: Chia sẻ Tags:

Cuộc Sống Là Những Va Đập

Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.

Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”.

Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau?

Có thể là bạn, có thể là tôi, cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc. Vượt qua được gian khổ, vượt qua những cuộc thử thách, vượt qua được những nỗi đau là bạn đã tự làm hoàn thiện chân dung mình.
Cuộc sống là vô vàn những điều biến động. Vì vậy, cho dù trong khó khăn hay trong hạnh phúc, cũng mong bạn luôn nhớ cuộc hành trình của hòn sỏi để sống tự tin hơn, để mang những yêu thương xoa dịu và làm lành những vết thương. Sự va đập của cuộc sống chẳng có gì đáng sợ đâu bạn ạ!

(theo schoolnet)

Categories: Chia sẻ, zLượm lặt

Nhân ngày sách nói chuyện về sách của tôi

Từ năm 1995, tại kỳ họp lần thứ 28 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, UNESCO đã quyết định chọn ngày 23-4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới” (World Book and Copyright Day). Tại Việt Nam, Bộ VHTTDL cũng chọn 23-4 hàng năm làm ngày hội đọc sách của Việt Nam.

Nhân ngày hội đọc sách, kể một vài chuyện về sách của tôi.

image

Kỷ niệm về những cuốn sách đầu tiên tôi được tặng

Tôi sinh ra tại một làng quê nghèo của vùng đồng bằng duyên hải Bắc trung bộ. Ở cái vùng quê nghèo của tôi hồi đó, chẳng mấy người quan tâm đến sách, điều kiện để tiếp xúc với những cuốn sách của chúng tôi quả là hiếm hoi, có chăng cũng chỉ là những cuốn sách giáo khoa được sử dụng đi sử dụng lại qua nhiều thế hệ (lúc đó sách giáo khoa ít thay đổi vì thế nhiều thế hệ anh em trong đại gia đình chúng tôi sử dụng tới nát cả sách thì mới mua sách mới).

2 cuốn sách đầu tiên tôi được tặng vào năm tôi học lớp 2, có gia đình nhà bác tôi từ TP HCM về thăm quê, ông anh họ tôi (mr Tuấn) có cho tôi 2 cuốn sách trong bộ truyện cổ tích Việt Nam. Lúc đó, không những tôi mà cả lũ hàng xóm bạn bè, anh em của tôi cũng vô cùng thích thú, chúng tôi truyền tay nhau đọc ngấu nghiến 2 cuốn sách.

Cuốn sách tiếp theo tôi được tặng là năm tôi học lớp 7, lúc đó tôi đã biết ý thức được về sách và biết mình cần cuốn sách gì. Vào đầu năm học lớp 7, một hôm bố tôi hỏi con thích sách gì? tôi trả lời, con thích sách toán nâng cao (lúc đó, ở cái trường cấp 2 tôi học chủ yếu là học chương trình trong sách giáo khoa, tôi biết có sách nâng cao do có quen một người bạn cùng quê – cu Tuân lúc đó học ở trường chuyên Lê Hữu Lập, bọn tôi hay học nhóm chung với nhau, giờ cu Tuân đang làm Kế toán ở Hà Nội) . Thế là bố tôi mua tặng tôi cuốn sách toán nâng cao lớp 7 (phần Đại số). Không những thế, biết sở thích toán của tôi, sau này bố tôi còn “khuyến mãi” cho tôi mỗi tháng 1 số tạp Toán học và tuổi trẻ.

Một lần đốt sách

Lúc đó là vào khoảng năm cuối Đại học, hồi đó tôi còn ở trọ với những người bạn cùng quê ở một căn phòng trong khu Văn Thánh. Phòng trọ chật hẹp (với lại cũng không có tiền) nên không thể trạng bị cho mình một kệ sách cao ráo, đẹp đẽ. Sách cũng tôi lúc đó sếp chồng vào một góc phòng (tất nhiên cũng đã được kê trên tấm ván đặt trên những khúc gỗ). Vào một ngày đẹp trời tôi phát hiện chồng sách của tôi bị cả gia đình họ hàng nhà mối tấn công. Chúng biến sách của tôi thành thức ăn trong một thời gian dài mà tôi không hay biết. Và dường như tất cả sách mà tôi sưu tầm trong suốt 4 năm học đại học bị chúng tất công. Dù cố gắng vớt vát nhưng cũng chỉ cứu được non nửa số sách, còn hơn một nửa số sách chúng tôi đành phải ngậm ngùi nhìn nó đi theo thần lửa.

(Tôi đã từng chia sẽ truyện này tại đây>>>)

Sách là quà tặng

Mỗi lần sinh nhật hay nhân dịp gì đó, ai hỏi tôi muốn quà gì, chắc chắn một điều là tôi sẽ trả lời là tôi thích đọc sách. Có ai đó nhờ tôi tư vấn tặng quà gì cho người thân hay bạn, đơn giản và ý nghĩa nhất là tư vấn tặng sách. Nói thật, tư vấn tặng một cuốn sách có ý nghĩa dễ hơi nhiều phải lựa chọn hằng hà sa thứ quà tặng có trên thị trường.

Thứ quà tặng không đắt về tiền nhưng có ý nghĩa nhiều và mang hàm lượng giá trị cao, theo tôi đó là sách.

Sở thích sư tầm sách và đọc sách

Trước hết phải nói là tôi là người thích sách và đặc biệt thích mua, sưu tầm sách. Nếu như không có ai đó ngăn cản thì chắc chắn, nếu có tiền và đang ở trong nhà sách thích không bao giờ tôi đi về tay không (hehe, một sở thích tốn kém).

Mua sách thì nhiều nhưng lượng sách trên kệ chưa đọc hết thì vẫn còn kha khá. Việc đọc sách chưa được thực hiện thường xuyên, đây còn là hạn chế rất rất là lớn. Hy vọng, sau cái entry này thì sẽ sốc lại tinh thần.

Ước mơ về một phòng đọc sách cho ngôi nhà tương lai

Và cuối cùng, đây là ước mơ cho ngôi nhà tương lai. Một phòng đọc với một không gian của sách (tớ kết cái phòng đọc sách mà nhà vui thiết kế nên mượn cái hình qua đây).

image

Hiện tại thì tương lai vẫn còn khá xa, hy vọng sẽ nỗ lực hết mình để rút ngắn cái tương lai đó lại. Còn hiện tại thì mục tiêu sẽ là sắp sếp lại quỹ thời gian để dành một ít cho sách.

Truyện tranh đọc ngược

Trưa hôm nay ngồi nói chuyện với mấy anh bạn trong công ty, kể về vụ đọc truyện tranh của con cháu, mới nhớ lại câu chuyện cách đây 2 tuần.

Cách đây 2 tuần, có tới nhà ông cậu ở Gò vấp chơi, tới nhà không có cậu ở nhà, gặp đứa em đang học lớp 6. Trong lúc chờ bố mẹ nó về, sau một hồi hỏi han tình hình học tập của nó xong, buồn wá chẳng có gì làm, kiêu nó có cuốn truyện nào mang ra cho anh mượn đọc chơi. Nó bảo có Conan mới ra, anh có đọc không. Mình vốn chẳng thích thú gì truyện tranh nhưng vì chẳng có gì làm nên lấy ra đọc đại.

Hehe, khác hẳn với truyện tranh mình đã đọc thời của mình. Truyện tranh bây giờ muốn đọc được phải nhờ thằng em hướng dẫn mới biết cách  đọc. Chả là bây giờ truyện tranh nó in ngược, đọc là phải đọc từ sau ra trước (không biết có phải tất cả không, nhưng thấy có Conan với lại Doraemon mới – cái này thì nghe anh bạn cùng công ty kể lại).  Đọc từ sau ra trước, thứ tự các khung hình trong một trang cũng ngược, … nói tóm lại là rối tung, và chắc chắn là mình không đủ can đảm để đọc rồi. Đành ngậm ngùi trả lại nó cuốn truyện.

Không hiểu sao giờ mấy nhà xuất bản lại cho xuất bản những cuốn truyện như thế nhỉ? Hay là mốt mới? Hay là quy định mới về đọc sách ở Việt Nam mà mình chưa kịp cập nhật? hehe, bây giờ hiện đại thật. Không biết mốt tới cái gì ngược nữa đây?

Khi bạn đếm từ số 0

“1…2…3" hay "oẳn…tù…tì", những đứa trẻ luôn luôn đếm như thế trong biết bao trò chơi của chúng.Một lần tôi hỏi em tôi: "sao em không đếm từ số 0 :0…1…2…3?" Em nhìn tôi ngạc nhiên.

Mỗi số đều bằng số 0+chính nó. Đó là một điều tất nhiên mà cũng chẳng có ý nghĩa gì, việc gì phải viết thế. Nhưng khi một người vô danh không ai biết tới +nghị lực và tài năng , trở thành bác học lừng danh; một bác nông dân từ tay trắng+lòng quyết tâm, sự tháo vát, vượt lên đói nghèo, làm giàu cho gia đình và quê hương, thì quả thật "số 0" không phải là vô nghĩa.

Bạn hãy bắt đầu đếm từ "số 0", bắt đầu từ bản thân mình+ niềm tin và tri thức tuổi trẻ, bạn sẽ biết mình bắt đầu từ đâu và đi tới đâu, đừng đếm từ những đồng tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ, từ những ngôi nhà hay những chiếc xe đắt tiền rú ầm đường trong đêm, những con số đếm từ những thứ đó không thể đứng vững trong cuộc sống bởi dưới chân họ không phải là những thứ gì họ tự làm ra, họ không biết bắt đầu từ đâu, và cũng không biết mình sẽ đi tới đâu, không có nơi bắt đầu cũng không có điểm kết thúc.

Bắt tay vào mọi việc từ con "số 0" và làm nên cả thế giới, dù đó là một thế giới nhỏ của riêng bạn thì bạn bao giờ cũng cảm thấy vui sướng nhiều hơn khi phải phụ thuộc vào người khác, đúng không?

Chúng ta biết nói "không!" trước những nhu cầu chưa đúng lúc của bản thân, biết nói "không!" trước những cám dỗ nguy hiểm của cuộc sống, biết nói "không!" hôm nay để có nhiều trong ngày mai.

1.000.000 lớn hơn 999.999 cho dù nó gồm rất nhiều số 0, nhưng nếu bạn đảo các số 0 lên trước thì chúng trở nên vô nghĩa và trở thành những con số hầu như không đáng kể bên cạnh 999.999, nó sẽ càng vô nghĩa khi bạn nói:"tôi không biết!" ,"tôi không làm được!", "tôi không thể!". Hãy hiểu số 0 và đặt nó đúng chỗ, bạn sẽ ngạc nhiên trước ý nghĩa của những con số tưởng chừng như vô nghĩa nầy.

Categories: Chia sẻ

Từ chuyện xảy ra ở viện Quân y 175 đến câu chuyện về chủ tịch Hồ Chí Minh

Hôm trước, vợ bị bệnh nằm trong viện quân y 175. Mình vào chăm và đưa vợ đi siêu âm có dịp chứng kiến một truyện xảy ra tại đây, đáng để suy nghĩ về việc thực hiện cuộc vận động “học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Hôm đó, trong lúc đưa vợ đi siêu âm, đang ngổi chờ ở hành ghế chờ ngoài hành lang thì nhìn thấy có một bác sỹ quan quân đội đi tới, cũng trạc 70 tuổi đi tới, ngực đeo kín huân huy chương, mang quân hàm đại tá (2 gạch 4 sao). Bác đại tá tay cầm số rồi cũng ra ngồi ở hàng ghế chờ. Ngồi đâu được 10 phút, bác này vào gõ cửa phòng siêu âm, có cô y tá ra mở cửa, bác này nói gì đó với cô ấy, 2 người trao đổi qua lại một hồi rồi cô y tá đóng cửa đi vào. Bác đại tá đi dọc hành lang, đến cửa phòng nào cũng ngước lên bảng tên phòng để nhìn (vẻ như đang đi tìm 1 phòng nào đó).

Một lúc sau có một anh trung úy (1 gạch, 2 sao) đi tới, thấy bác Đại tá như đang tìm kiếm gì đó, anh trung úy hỏi.

– Xin lỗi, bác tìm phòng nào ạ?

– Tôi cần tìm đồng chí chỉ huy ở đây? – bác đại tá trả lời!

– Xin lỗi, có việc gì không bác?

– Tôi cần đồng chí chỉ huy can thiệp, làm gì có chuyện Đại tá mà cũng phải xếp hàng chờ như trẻ con thế kia à.

Nói rồi, bác Đại tá lấy ra một số giấy tờ đưa cho anh trung úy và nói tiếp.

– Đây, đồng chí xem, tôi là đại tá tiền khởi nghĩa, vậy mà đi siêu âm cũng phải chờ giống như trẻ con thế kia là sao?

Sau đó, hai người nói chuyện gì nữa đó (mình nghe không rõ), một lát sau cô y tá hồi nãy mở của ra vào gọi “Thôi bác vào luôn đi” – hình như cô này cũng rất khó chịu.

Từ câu chuyện này, làm mình nhớ đến một mẩu chuyện kể về Bác Hồ về tấm gương tôn trọng luật lệ.

Gương mẫu tôn trọng luật lệ

Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết nghị thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.

Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.

Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao cảnh bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý, Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:

– Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.

Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao cảnh bật đèn xanh để xe qua…

Theo: Phan Văn Xoàn –Hoàng Hữu Kháng – Hồng Nam

Thiết nghĩ, các bác trong quân đội, đặc biệt là cỡ như bác đại tá này có lẽ đã chẳng còn lạ gì về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vậy mà cách hành xử của bác Đại tá này thì chẳng đúng chút nào.

Categories: Chia sẻ

Chân giá trị

Tin-Vao-Dieu-Khong-Co-The-poster

Tối qua xem phim “Dù gió có thổi”, có cảnh ông Cần dạy con trai đầu (anh Khắc) về việc xác định chân giá trị của bản thân, thấy cũng hay.

Ông Cần và anh Khắc ngồi lai rai, anh Khắc khen chai rượu tây ngon, đậm đà.

Ông Cần lấy chai nước suối, đổ sang chai khác cho hết nước, lấy chai rượu tây đổ hết rượu vào chai nước suối xong rồi đổ nước trở lại chai rượu tây.

Ông cầm chai rượu (vỏ nước suối lên hỏi anh Khắc). Đây là chai gì? anh Khắc trả lời là chai rượu. Xong, ông cầm chai nước suối (vỏ là chai rượu) lên và hỏi: Đây là chai gì? anh Khắc trả lời là chai nước suối.

Ông kết luận: “Rượu nồng thì bỏ vào chai nào cũng nồng, Nước nhạt thì bỏ vào chai nào cũng nhạt. Giá trị của rượu được thể hiện ở sự đậm đà bên trong chứ không phải là cái chai. Chân giá trị bao giờ cũng là chân giá trị.”

Câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng mang ý nghĩa to lớn và rất hay trong cách dạy con của ông Cần.

Phim này có nội dung và tính giáo dục cao, đặc biệt là trong quan hệ gia đình, mình học được nhiều từ đó. Mới có hơn 2 tuần mà đã xem hết 120 tập rùi.

Categories: Chia sẻ

Giá trị, giá trị sử dụng và chuyện lãng phí

Giữa cây viết bi Thiên Long mua với giá 1.200đ và cây viết Packer hay Waterman được mua với giá vài đến vài chục triệu đồng thì có gì khác nhau về giá trị sử dụng? Xét về công năng thì có lẽ nó đều dùng để viết có chăng nó chỉ khác nhau về người sử dụng và môi trường sử dụng nó thôi, hoặc có những đối tượng lại cho rằng ngoài giá trị sử dụng là để viết ra nó còn dùng để trang sức, để thể hiện đẳng cấp …. Về giá trị thì rõ ràng 2 cây viết này khác biệt rất lớn.

Hiện nay, trong các văn phòng, công sở Viết được dùng nhiều và được các cơ quan mua về hàng tháng rất nhiều. Tuy nhiên, nếu có khi nào bạn để ý một chút bạn sẽ thấy nó được dùng một cách rất lãng phí. Nhiều khi, một tháng có người dùng hàng chục cây viết, không phải vì viết nhiều mà cầm đi đâu đó rồi để quên, thất lạc …

Mà tại sao lại có thể quên được nhỉ? Nếu bạn thứ mua 1 cây Parker với giá khoảng 2 triệu VND và sử dụng nó xem, có dễ dàng thất lạc không? Vấn đề đặt ra là tại sao cây viết 1.500đ lại có thể dễ quên, dễ thất lạc hơn là cây Parker?

– Phải chăng do giá trị của nó thấp?

– Phải chăng nó là của chung, đồ công ty mua cho>

– …

Categories: Chia sẻ